Ít người biết rằng tranh Lòng Chúa thương xót không đơn thuần là một tác phẩm được vẽ từ bàn tay nghệ sĩ. Mà bức tranh thiêng liêng này còn có xuất thân sâu xa từ vị nữ tu được tuyên thánh tại Ba Lan.
Nguồn gốc bức tranh Lòng chúa thương xót
Sơ lược về tranh chúa lòng thương xót.
Đối với người công giáo, Lòng Chúa thương xót là là bức tranh vô cùng quen thuộc, gần gũi. Ít người biết rằng, cách thủ đô Krakow của ba Lan khoảng 720km về phía Bắc, có một thánh đường cũng mang tên như vậy. Điều đặc biệt là bản gốc của bức tranh đang được treo tại đây. Tại chính thị kiến của thánh Faustina – tác giả Lòng chúa thương xót.
Về trái tim của chúa
Thánh nữ Faustina Kowalska sinh năm 1905 và về với chúa vào năm 1938. Người là một nữ tu trẻ theo dòng Sisters of Our Lady of Mercy tại Ba Lan. Faustina đã tuyên bố khiến nhiều người bất ngờ rằng cô được thị kiến với và nói chuyện với Chúa Giêsu. Trong Nhật ký Lòng Thương Xót Chúa trong linh hồn tôi của mình, Faustina viết lại rằng tại một lần thị kiến, thánh nữ nhìn thấy Chúa Giêsu trong một chiếc áo trắng, cử chỉ tay giơ lên như đang chúc lành. Tay trái của Ngài đụng vào lồng ngực nơi trái tim.
Nơi ngực Chúa có hai ánh sáng chiếu tỏa ra, bao gồm một tia màu đỏ và một tia màu trắng nhạt mà sau này theo người thị kiến là hình ảnh biểu tượng của nước và máu, chảy xuống từ hướng tim ngài. Faustina không tin vào mắt mình, không chớp mắt mà nhìn thẳng vào Chúa trong lặng thinh. Linh hồn thánh nữ tràn ngập lòng kính sợ cùng niềm vui khôn tả. Đó là vài nét mô tả có trong tranh chúa lòng thương xót.
Bắt đầu thực hiện
Cùng với sự giúp đỡ của cha Sopocko, thánh Faustina đã tìm một họa sĩ để hoàn thành lời sai bảo của Chúa Giêsu trong lần thị hiện đó: “Hãy khắc họa một hình ảnh dựa trên điều mà con thấy được, với điểm nhấn chính là: Giêsu, con tin vào Ngài”. Sau một khoảng thời gian dài, vào năm 1934, họa sĩ Eugene Kazimierowski đã vẽ hoàn thiện nên bức tranh gốc Lòng Chúa Thương Xót theo chỉ dẫn của Faustina.
Ðức Tổng Giám mục Grusas lại nhấn mạnh rằng: Chính thánh nữ Faustina đã thực hiện tất cả sự điều chỉnh cần thiết cùng với sự hỗ trợ của họa sĩ. Trong đó, Faustina đã viết những dòng mô tả về ơn lành của Chúa sẽ ban phát cho bất kỳ ai cầu nguyện trước bức tranh, rằng: “Những linh hồn tỏ lòng tôn kính trước hình ảnh này sẽ không bao giờ tàn lụi. Ta cũng đảm bảo mang đến chiến thắng trước kẻ thù của linh hồn đó, đặc biệt vào thời điểm của cái chết”.
Khi bức tranh được hoàn thiện
Ban đầu nó được treo tại hành lang của tu viện Bernardine, kế bên nhà thờ Micae, chính là nơi linh mục Sopocko là cha sở. Cho đến tháng 3 năm 1936, thánh nhân lâm bệnh nặng và được chuyển về Ba Lan. Bởi vì bệnh tật nên thánh nhân Faustina được chuyển về thủ Krakow theo lệnh bề trên.
Tuy nhiên, người để lại bức tranh tại Vilnius vì theo người đó là di sản của vị linh mục dẫn dắt tinh thần, cũng là người đã có nhiều đóng góp giúp bức họa hoàn thành. Vào tháng 10 năm 1938, Faustina qua đời gần thủ đô Krakow hưởng dương 33 tuổi.
Nguồn gốc và cách đọc kinh lòng thương xót chúa
Chuỗi kinh lòng thương xót Chúa được coi như một lời cầu nguyện hướng tới lòng xót thương của Thiên Chúa Giêsu. Trong nghi lễ Công giáo, lời cầu nguyện này thường được đọc vào lúc 3 giờ chiều – giờ chết của Chúa Kito trên thập tự giá.
Nguồn gốc của kinh lòng thương xót chúa
Theo kể lại thì ngày 13 tháng 9 năm 1935, Chúa Giêsu thị hiện đã dạy chuỗi kinh cho Faustina Kowalska. Faustina là tông đồ lòng Chúa thương xót. Vào tháng 4 năm 2000, Faustina được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh .
Nội dung kinh lòng thương xót
Tất cả lời hứa của Chúa Giêsu Kitô liên quan đến chuỗi kinh Lòng chúa thương xót được Faustina viết trong Nhật ký của mình , như sau:
“Hỡi con gái của ta, con hãy cổ động các linh hồn đọc chuỗi kinh ta đã ban cho con. Ta vui lòng ban mọi điều họ nài xin ta bằng việc lần chuỗi kinh ấy. Nhờ chuỗi kinh, con sẽ có được mọi sự, nếu những điều con xin phù hợp với ý ta. Các linh mục hãy giới thiệu chuỗi kinh ấy cho các tội nhân như niềm trông cậy sau cùng cho ơn cứu rỗi. Một tội nhân dù chai đá cứng lòng đến mấy. Nhưng nếu đọc chuỗi kinh này, dù chỉ một lần duy nhất mà thôi, cũng sẽ nhận được ơn thánh do lòng lân tuất vô cùng của ta.
Khi họ đọc chuỗi kinh này bên người hấp hối, ta sẽ đứng giữa Cha và người hấp hối ấy. Không phải với tư cách thẩm phán chí công, nhưng là đấng cứu độ nhân lành. Lời Chúa hứa linh hồn nào đọc chuỗi kinh này sẽ được lòng thương xót ta ấp ủ trong suốt cuộc sống và nhất là trong giờ chết.”
Cách đọc kinh lòng thương xót Chúa 3 giờ chiều
Bước 1: Làm dấu
Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần Amen. Có thể đọc kinh lòng thường xót trước tranh lòng chúa thương xót.
Bước 2: Lời nguyện
Lạy Chúa Thánh Thần, xin đến với chúng con trong giờ cầu nguyện này. Xin Chúa đốt lên trong con ngọn lửa yêu mến Chúa. Xin Mẹ Maria, Mẹ đã cầu nguyện với các tông đồ trong nhà Tiệc Ly để Chúa xuống trên Mẹ. Và các tông đồ thì cũng xuống trên chúng con ngày hôm nay. Chúng con tràn đầy ngọn lửa yêu mến, chúng con tin tưởng cậy trông và phó thác nơi lòng thương xót của Chúa.
Bước 3: Hát cầu xin Chúa Thánh Thần
Cầu xin Chúa Thánh Thần, người thương thăm viếng hồn con. Ban xuống cho con hồng ân chan chứa, trau dồi cho đáng ngôi Thánh Đường. Nguyện xin Chúa Ba Ngôi, đoái nghe lời con thiết tha. Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm. Nhuần thấm xác hồn tràn lan ơn thiêng.
Bước 4: Đọc kinh
1 kinh lạy Cha, 1 kinh kính mừn, 1 kinh tin kính
Bước 5: Hát bài Ngợi ca lòng thương xót
Ngợi ca lòng thương xót Chúa đã ban tặng con, hỡi trái tim từ nhân, con tín thác nơi Ngài. Chiều đồi núi Canve năm nào Ngài chết treo thân thập t. Ngài đã hiến dâng máu đào để cứu chuộc con. Và… dòng suối yêu thương chan hòa từ trái tim Cha tuôn tràn tẩy xóa bao lỗi tội, tái sinh đời con.
Bước 6: Lần hạt
Mỗi hạt lớn đọc: Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha mình và máu, linh hồn và thiên tính của con rất yêu dấu Cha là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Để đền tạ vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới.
Mỗi hạt nhỏ đọc: Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô. Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.
Bước 7: Kết thúc
Để kết thúc lần hạt, bạn đọc 3 lần: “Lạy đấng Chí Thánh là Thiên Chúa toàn năng Hằng Hữu. Xin thương xót chúng con và toàn thế giới”.
Sau đó đọc 3 lần: “Kính lạy máu và nước đã tuôn trào từ thánh tâm Chúa Giêsu như thác nguồn thương xót chúng con, con tín thác vào Chúa”
Hình ảnh tranh lòng chúa thương xót đẹp
Tranh lòng Chúa thương xót sau này có những bản khác nhau. Song, tất cả đều tạo nên lòng tôn trọng, đức tin cho những tín đồ khi nhìn vào. Sau đây là một số hình ảnh về tranh Lòng chúa thương xót.
Những hình nền tranh lòng chúa thương xót đẹp nhất
Hình ảnh Lòng Chúa thương xót ngày nay rất gần gũi, thân thuộc với đời sống tinh thần người. Công giáo giống như một thứ rất đỗi thương liêng nhưng cũng không kém phần bình dị, thân thuộc. Dưới đây là một số hình Lòng chúa thương xót đang làm mưa làm gió trên thị trường.
Bài viết trên đã bật mí đến bạn về nguồn gốc và sự thật liên quan đến tranh Lòng chúa thương xót. Mong rằng, bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Dịch vụ tranh lòng chúa thương xót treo tường tại VHome-Art
- Phone/Zalo: 0943780088
- Website: vhome-art
- Fanpage: Xuonginanmay
- Email: xuonginanmay@gmail.com
Nếu bạn đang băn khoăn về việc tìm mua những sản phẩm tranh treo tường, phông nền treo tường về bức tranh Lòng chúa thương xót, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Vhome- Art với 10 năm kinh nghiệm thâm niên trong nghề, tự hào là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin qua địa chỉ Zalo: 0943 780 088
Tham khảo thêm tranh chúa Giê-su đẹp, tranh phật tại nhà VHome Art nhé:
- Giải mã những bí ẩn trong các bức tranh Đức Mẹ Maria nổi tiếng – VHome Art
- Thế giới Tranh Chúa Giê-su – Bạn đã hiểu hết chưa? – VHome Art
- Địa chỉ uy tín bán hình Phật đẹp bạn nên biết – Vhome Art
Thông tin sản phẩm tại Website: vhome-art
Địa chỉ phòng trưng bày: số 89 Trần Phú phường 4, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.