Nghệ thuật tranh Chúa ba ngôi đặc sắc
Đối với những người theo đạo Ki-to giáo thì những bức tranh khắc họa Đức Chúa luôn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Từ khi mới sinh ra, hình ảnh cao quý của Ngài, đặc biệt là Chúa ba ngôi đã hằn sâu trong tâm trí những người con theo đạo. Hiện nay, nghệ thuật tranh Chúa ba ngôi đặc sắc đang được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Để hiểu hơn về Chúa ba ngôi thì bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Một số bức tranh Chúa ba ngôi nổi tiếng
Tranh biểu tượng Chúa ba ngôi
Chủ thể trong bức họa này chính là hình ảnh ba thiên thần hiện lên bên cây sồi Mambre. Đây là một kiệt tác của tu sĩ, họa sĩ dòng tranh biểu tượng ở Nga vào thế kỉ XV – Rublew. Ông đã làm cho Sara và Abraham biến mất để tập trung tất cả vào ba thiên thần ngồi quanh chiếc ly đặt ở trung tâm chiếc bàn. Người xem có thể dễ dàng nhận thấy sự giống nhau một cách hoàn toàn của cả ba gương mặt.
Điều này đã làm toát lên tính biểu tượng của Thiên Chua. Đây chính là một phong cách hội họa thịnh hành ở thế kỉ XV, đặc biệt là ở đất nước Italia.
Thờ lạy Chúa ba ngôi
Thờ lạy Chúa ba ngôi là một bức họa của Albrecht Durer vào năm 1511. bức tranh Chúa ba ngôi này được chia làm ba phần rõ ràng. Phần dưới cùng chính là thế gian được thể hiện rõ nét qua hình ảnh núi đồi, cây cỏ. Phía bên phải, dưới cùng là hình người đàn ông có dáng dấp thấp bé. Bóng dáng nhỏ xíu ấy không ai khác mà chính là Albrecht Durer.
Phần nằm trên là những vị thánh thần vô danh gồm cả đàn ông, đàn bà, giáo mục, người giàu và kẻ nghèo. Tất cả đều được hội tụ đầy đủ. Nằm ở phía trên những vị thánh vô danh là các thánh tử đạo. Trên tay mỗi vị đều cầm một cành thiên tuế. Nằm ở phía trên cùng của bắc tranh là Chúa ba ngôi được bao bọc bởi một đám mây trắng bồng bềnh. Mọi con mắt trong bức họa đều hướng về Ngài.
Chúa ba ngôi và các thánh
Người tạo nên bức tranh này là họa sĩ Jean Fouquet. Bức họa ra đời cùng thời với hai bức tranh trên. Hình ảnh phía trước của Chúa ba ngôi và các thánh là các vị thánh được Chúa ba ngôi và Đức Trinh nữ Maria tiếp đón. Xung quanh họ là các thiên thần.
Nằm ở trung tâm bức tranh là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần dưới hình dạng là ba người đàn ông mặc đồ trắng và hước về Đức Mẹ Maria. Bầu không khí thiêng liêng được Jean Fouquet nhấn mạnh bởi sắc vàng – biểu tượng của ánh sáng của các vị thần.
Bức Chúa ba ngôi
Đây chắc chắn là một trong những bức họa tranh Chúa ba ngôi nổi tiếng nhất. Đây là một tác phẩm được vẽ theo kiểu ngai tỏa ân sủng. Đứng ở hai bên cây thánh giá là Đức Trinh nữ Maria, Thánh Gioan và bên dưới là hình ảnh những người hiến tặng.
Phía dưới cùng được họa sĩ vẽ một bộ xương. Theo như tìm hiểu thì đó chính là hài cốt của Adam. Hộp sọ dưới chân cây thập giá nhằm diễn tả rằng, Chúa Giêsu là Adam mới. Trong bức tranh, họa sĩ đã chọn hộp sọ để đại diện cho toàn bộ cơ thể.
Tranh của Paul Van Ovelrtvelt năm 1450
Đây là một bức tranh rất nguyên bản. Người xem có thể dễ dàng nhận ra hình ảnh Chúa Cha đứng ở phía bên phải với trang phục của một vị vua. Trung tâm của bức tranh là Chúa Ki-to chịu chết được hạ xuống khỏi cây thánh giá. Vị cuối cùng trong bức vẽ là Chúa Thánh Thần nhưng được họa sĩ họa lại dưới bóng dáng của một thiên thần.
Gia đình Gonzaga tôn thờ Chúa ba ngôi
Bức họa này thuộc về Rubens vào năm 1605. Hiện nay bức tranh này được trưng tại cung điện Ducal ở Matua (Italia). tác phẩm này có bố cục hai phần rõ rệt. Nửa dưới là hình ảnh các thành viên của gia đình Gonzagues – một gia đình quý tộc người Ý. Bên cạnh họ còn ảnh chân ảnh của Vincenzo Ler Gonzaga và vợ là Eleonara de Mecdici.
Ngoài ra trong bức họa này còn có Guillaume Gonzague và Eleonore người Áo. Cả hai gia đình cùng hướng ánh mắt của mình nhìn lên trời thờ lạy Chúa ba ngôi. Phía bên trên của bức vẽ là hình ảnh Chúa ba ngôi. Các Ngài ngồi trên một tấm vải lớn được phủ rộng bởi các thiên thần căng giữ. Màu sắc tạo nên tác phẩm phần lớn là những tông màu sáng. Điều này tạo nên vẻ sáng chói của Chúa ba ngôi.
Tranh Chúa ba ngôi, tranh của Lucas Cranach
Bức Chúa ba ngôi này ra đời vào thế kỉ XV. Hiện nay tác phẩm đang được trưng bày tại bảo tàng Bildenden Kunste tại Leipzig nước Đức.
Hoàn toàn trái ngược với hình ảnh chúng ta thường thấy về Đức Thiên Chúa, trong bức tranh này, Lucas Cranach đã khắc họa Chúa Thánh Thần được đặt trên đầu gối của Chúa Ki-to. Sau khi sinh thì, Chúa Ki-to đã được hạ xuống khỏi cây thánh giá và Ngài được Chúa Cha nâng đỡ lên ngôi.
Đây quả thực là ngai vàng ân sủng hay vẫn thường được gọi là “Lòng thương xót Chúa”. Xung quanh thân ảnh của Chúa ba ngôi là hàng chục thiên thần bé nhỏ cầm trên tay mình là những dụng cụ tra tấn của cuộc khổ nạn đau thương.
Tranh Chúa ba ngôi
Ba ngôi là ai?
ba ngôi (Trinitas) là Thiên Chúa. Theo giáo lý của hầu hết các giáo hội thuộc Ki-to giáo thì Thiên Chúa là duy nhất và hiện hữu trong ba ngôi vị Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần (Chúa Thánh Linh). Chính bởi điều này nên Ngài được biết đến là Chúa ba ngôi.
Xét theo phương diện lịch sử
Học thuyết Ba ngôi đã được khẳng định rằng đây là giáo lý chính thức của hội thánh bởi các bản tín điều Nicaea vào năm 325 và Athanasius khoảng năm 500. Các bản tín điếu này được xác lập bởi hội thánh trong thế kỷ III và IV nhằm đối phó với các thuyết dị giáo liên quan đến giáo lý Ba ngôi cũng như vị trí của Cơ Đốc giáo trong Ba ngôi.
Tín điều Nicaea là cấu trúc căn bản của giáo lý Chúa ba ngôi. Tín điều này dùng từ “homousia” (trong Hi văn có nghĩa là có cùng một bản thể) để định nghĩa mối quan hệ giữa các thành viên của Chúa ba ngôi. Khi đọc lên, chúng ta sẽ thấy hầu như là không có sự khác biệt gì giữa từ này và từ “homoiousia” được sử dụng bởi những thành phần chống lại thuyết Ba ngôi (theo Hi văn, có bản thể tương tự – ngụ ý là có ba thần linh riêng biệt).
Sự khác nhau nhỏ này đã góp phần dẫn đến những bất đồng không thể hàn gắn trong cộng đồng Cơ Đốc giáo vào thời kì lúc bấy giờ.
Lễ Chúa ba ngôi
Lễ Chúa ba ngôi nhằm mừng kính màu nhiệm Thiên Chúa. Đại lễ Chúa ba ngôi ra đời khoảng thế kỷ X nhưng được mừng kính vào nhiều thời gian khác nhau tùy vào mỗi địa phương. Năm 1334, Đức Thánh Cha Gio-an XXII đã thiết lập đại lễ cho toàn Giáo hội Công giáo. Kể từ đó hàng năm Giáo hội đều tổ chức đại lễ. Tuy nhiên, thời gian cử hành đại lễ theo thời gian bị thay đổi nhiều. Sang đến thế kỉ XVIII, đại lễ được ấn định vào ngày Chúa Nhật thứ nhất ra đời.
Mặc dù Giáo hội Công giáo đã cử hành đại lễ rất lớn nhưng các Giáo hội Tin lành còn cử hành long trọng hơn. Các Giáo hội Chính thống cử hành đại lễ Chúa ba ngôi vào đúng ngày Chúa Nhật Kính Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong khi vào ngày thứ hai sau đó họ mới mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Dịch vụ tranh chúa ba ngôi treo tường tại VHome-Art
- Phone/Zalo: 0943780088
- Website: vhome-art
- Fanpage: Xuonginanmay
- Email: xuonginanmay@gmail.com
Nếu bạn đang băn khoăn về việc tìm mua những sản phẩm tranh treo tường. Hay tranh phông nền treo tường về bức tranh Lòng chúa thương xót, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
VHome- Art với 10 năm kinh nghiệm thâm niên trong nghề. Tự hào là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin qua địa chỉ Zalo: 0943 780 088
Tham khảo thêm tranh chúa phục sinh đẹp, tranh phật tại nhà VHome Art nhé:
- Giải mã những bí ẩn trong các bức tranh Đức Mẹ Maria nổi tiếng – VHome Art
- Thế giới Tranh Chúa Giê-su – Bạn đã hiểu hết chưa? – VHome Art
- Địa chỉ uy tín bán hình Phật đẹp bạn nên biết – Vhome Art
Thông tin sản phẩm tại Website: vhome-art
Địa chỉ phòng trưng bày: số 89 Trần Phú phường 4, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Những bức tranh về Chúa ba ngôi tuy là vật vô tri nhưng lại đem đến lòng tin đặc biệt cho các giáo dân. Mong rằng bài viết nghệ thuật tranh Chúa ba ngôi đặc sắc sẽ đem đến cho bạn những điều mới mẻ và thú vị hơn về Chúa ba ngôi nói riêng và giáo hội nói chung.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp tranh treo tường uy tín, bạn có thể tham khảo các dòng tranh của chúng tôi tại: https://vhome-art.com
Xin trân trọng cảm ơn!